ONG VÒ VẼ – NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

SUÝT CHẾT VÌ BỊ ONG VÒ VẼ ĐỐT

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị Hạnh (51 tuổi, ở xóm Đá 1, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, Hòa Bình) bị ong vò vẽ đốt khiến suy gan, thận. Được biết trong lúc chạy đuổi con lợn xổng chuồng, bà Hạnh bị đàn ong vò vẽ tấn công đốt kín đầu, mặt, tay chân. Bệnh nhân hiện nằm điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng nguy kịch. Để cứu sống bà, các bác sĩ phải lọc máu liên tục, chạy thận nhân tạo… Theo chị Tâm, con gái bà Hạnh, tai nạn xảy ra vào trưa 2/9. Thấy con lợn xổng chuồng, bà Hạnh cùng các con đi đuổi bắt. Nơi con lợn rúc trốn có bày ong vò vẽ rất to vì thế khi bà Hạnh đến gần thì bị đàn ong tấn công. Ngay lập tức, bà được gia đình đưa đến trạm y tế cấp cứu, sau đó được chuyển lên bệnh viện. Một ngày sau, bà được chuyển tiếp lên bệnh viện tỉnh trong tình trạngsuy gan, thận. Khắp người bà chi chít vết ong đốt, riêng phần đầu có đến 35 vết. Vì tình trạng bệnh nhân rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng nên sau đó bà được chuyển tiếp đến Trung tâm chống độc. PGS.TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng phù toàn thân, tăng cân nhiều, có toan chuyển hóa máu, suy gan, thận do tiêu cơ vân và tan máu. Bị ong vò vẽ đốt hơn 50 mũi nên lượng độc tố nhiễm vào cơ thể rất lớn. Trung tâm phải lọc máu liên tục để cứu sống bệnh nhân. Dự kiến, thời gian điều trị phục hồi của bệnh nhân kéo dài hàng tháng.

Ong vò vẽ thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành cây hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà. Còn Ong đất thân màu đen, chấm vàng, đầu và ngực có nhiều lông tơ màu nâu vàng, thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất, trong đống cây mục.

Ong-Vo-Ve-2

+ TẠI SAO ONG VÒ VẼ ĐỐT NGUY HIỂM

Khi bị ong đốt thì tùy theo số lượng nhát đốt mà có thể gây sốc phản vệ, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Vì vậy, sau khi bị ong chích, cần rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng và dùng kềm nhỏ để rút hết các vòi chích của ong ra, có thể đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau giảm đau và giảm sưng.

Ong-Vo-Ve

Các bác sĩ khuyến cáo: Độc tính của ong vò vẽ rất độc, gây tổn thương da và để lại vết thương sẹo ở vùng bị đốt, dễ gây tử vong. Vì thế, người bị ong đốt khi sơ cứu cần chú ý cho uống đủ nước, gọi cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, nhất là khi vết đốt ở mặt, cổ, miệng.

+ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ONG VÒ VẼ ĐỐT

Các dấu hiệu chứng tỏ nạn nhân bị ong độc đốt là: nạn nhân than mệt nhiều, tay chân lạnh, da nổi mẩn, tiểu đỏ, tiểu ít, khó thở. Khi đó,  nên đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác. Phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Ong-Vo-Ve-dot

+ CÁCH PHÒNG TRÁNH ONG VÒ VẼ ĐỐT Để phòng tránh bị ong đốt cần chú ý không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn. Phát hiện sớm tổ và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4). Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ, không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt. Do đó, biết cách xử trí khi bị ong đốt là hết sức cần thiết. Khi bị ong đốt, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, cần tìm chỗ tránh ngay, không vung tay xua đuổi ong loạn xạ càng thu hút số lượng ong tới nhiều hơn.

+ CÁCH LOẠI BỎ TỔ ONG VÒ VẼ

Trước hết hãy gọi thợ bắt ong chuyên nghiệp, đừng cố thử!

– Dùng khói, bình xịt diệt côn trùng (ví dụ bình xịt muỗi) để xua ong đi hết. Sau đó, dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi, tránh trường hợp ong còn trong tổ. Người làm  bắt buộc phải mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày), đầu đội mũ kín, đi găng.

Nguồn tin: Tổng hợp