MẬT ONG HOA XUYẾN CHI
[ đây là sản phẩm từ các trại ong nuôi – không phải mật ong rừng ]
Hoa Xuyến Chi, hay trong nghề Ong chúng tôi còn gọi là Hoa Cỏ Kim! Là loài hoa dại, mọc quanh các khu vực triền đồi! Ong khai thác mật Hoa Xuyến Chi chủ yếu vào mùa Hè, từ tháng 6 đến tháng 9! Mật Hoa Xuyến Chi có ưu điểm là nguồn hoa dại, tự nhiên, sạch. Không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, hay các loại thuốc diệt cỏ.
Mật Ong Hoa Xuyến Chi có màu vàng tươi rất đẹp, độ trong suốt cao. Mùi thơm ngon, rất phù hợp để các anh chị pha nước ấm sử dụng, hoặc ngâm hoa quả cũng có mùi vị thành phẩm rất ngon.
- QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Chai nhựa 1L/chai
- NGUỒN GỐC: Mật Ong Hoa Xuyến Chi của HOA BAN FOOD™ được các trại nuôi ong đối tác của chúng tôi khai thác tại các triền đồi xã Thanh Minh, xã Pa Khoang… thuộc TP Điện Biên Phủ & Huyện Điện Biên…nơi hoa Xuyến Chi mọc & nở rộ các triền đồi, khe suối.
- THỜI GIAN KHAI THÁC: Tháng 7 đến tháng 9 Dương Lịch hàng năm
- BẢO QUẢN: Vui lòng bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh vì Mật Ong Hoa Xuyến chi dễ bị kết tinh, đóng đường.
KHÁM PHÁ TRẠI ONG MẬT
Đối với ong nuôi, mà thật ra phải gọi là “Giữ Ong” theo tiếng Anh là “Beekeeper” mới đúng chứ. Vì con người chỉ làm nhiệm vụ, giữ, chăm sóc đàn ong cho chúng khỏi rời đàn mà thôi. Có 2 hình thức giữ (nuôi) ong chính hiện nay.
- GIỮ ONG CỐ ĐỊNH: Đối với những hộ gia đình, trại ong có quy mô nhỏ, chỉ sở hữu khoảng dưới 20 đàn ong, và xung quanh có nguồn hoa phong phú. Thì hầu như không di chuyển đàn để đi lấy mật, những trại như vậy thường là làm tăng gia sản xuất, tăng thu nhu nhập thêm, chứ không thể nào làm giàu bằng nghề giữ ong như vậy được.
- DI CHUYỂN ĐÀN ONG THEO MÙA: Như tôi đã nói, ong nuôi lấy mật theo mùa hoa, mỗi loại và mùa hoa ở 1 địa phương khác nhau. Khi ấy, những trại nuôi ong quy mô lớn, từ vài chục đến vài trăm đàn ong mới di chuyển đàn ong đến những địa phương có nguồn hoa để ong lấy mật. Không lạ khi những trại ong mật của chúng tôi ở Điện Biên, nhưng di chuyển đàn ong xuống Sơn La lấy Mật Hoa Xoài, hoặc xuống tận Hưng Yên để lấy Mật Vải, Mật Nhãn.
Dù các đàn ong được giữ cố định, hoặc di chuyển. Thì mật ong nuôi thường chỉ lấy mật từ 1 nguồn hoa để cho ra 1 loại mật nhất định.
Nào, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu thực tế cách thức khai thác mật ong nuôi như thế nào nào. Trước tiên, mời các anh chị mặc đồ bảo hộ cẩn thận, nhất là mặt, ong đốt không hề dễ chịu chút nào. 🙂
Đây là 1 đàn ong, được giữ (nuôi) bằng thùng gỗ truyền thống. Trong thùng có nhiều miếng gỗ hình chữ nhật, gọi là “Cầu Ong”, ong sẽ làm sáp phủ kín phần Cầu Ong này.
Đây, chi tiết 1 chiếc Cầu Ong đây. Mỗi cầu như thế này được phủ kín sáp ong. Và Cũng giống ong rừng, ong nhà cũng chia từng khu vực trong cầu ong để nhả mật, sinh ong non, và chứa phấn.
Sau khi kiểm tra lượng mật đã đủ. Thợ giữ (nuôi) ong lấy cầu ong ra. Tất nhiên là phải “rũ” sạch ong thợ ra chứ.
Mang ra đây nào, chỗ nào quang đãng, xa khu vực tổ ong 1 chút, kẻo tí nữa ong thợ thấy mùi mật, chúng xông đến mệt lắm. Nghề nuôi ong chúng tôi gọi là “Cướp” mật đấy…
Đây, các anh chị nhìn các cầu ong đã có đủ lượng mật. Phía trên cùng của cầu ong đã được ong thợ vít nắp, đây là dấu hiệu nhận thấy trong sáp đã có đủ mật.
Nhưng không phải toàn bộ cầu ong/sáp này có toàn mật đâu nhé. Chỉ ở phần trên cùng của cầu, là có mật thôi. Giờ ta dùng dao cắt bỏ vít nắp ra như thế này.
Sau đó, xếp Cầu Ong vào máy quay li tâm.
Quay li tâm với tốc độ cao, phần mật trong các lỗ sáp mà chúng ta vừa cắt bỏ nắp sẽ văng ra.
Mật sau khi được quay li tâm, sẽ nằm ở dưới đáy như thế này. Quay li tâm như thế này, chỉ văng mật ra, còn lại cầu ong, sáp ong, và ong non được đảm bảo an toàn. Không ảnh hưởng gì cả.
Dưới đáy thùng quay li tâm có vòi, xong rồi thì chỉ cần mở vòi thôi. Là Mật Ong nguyên chất, tinh khiết đây các anh chị.
Các cầu ong sau khi đã quay hết mật, lại được mang trả lại các đàn ong, ong sẽ tiếp tục nhả mật, phủ kín các lỗ sáp mà ta vừa cắt. Mỗi mùa hoa, có thể quay từ 1 đến 3 lần như vậy, tùy thuộc vào thời gian của hoa nở dài hay ngắn.
Đây, mật ong nguyên chất, đúng nghĩa phải là mật quay ra khỏi cầu ong. Mỗi loại mật từ 1 loại hoa sẽ phải được phân loại riêng, rót riêng từng loại. Không được pha trộn nhiều loại mật vào với nhau.