CÁCH PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VÀ MẬT ONG NUÔI
—– PHẦN 1 ——
Chào các anh chị, trước hết tôi, Tân – Hoa Ban dành thời gian để viết bài này, đầu tiên là phục vụ công việc kinh doanh, bởi lẽ trong quá trình kinh doanh của tôi, hầu hết khách hàng khi mua Mật Ong Rừng của tôi đều đặt 1 câu hỏi giống nhau là “Làm thế nào để phân biệt Mật Ong Rừng với Mật Ong Nuôi“, và “Mật Ong Rừng có đặc điểm khác biệt như thế nào??”. Ôi, thay vì trả lời từng người, tôi tôi viết bài này để các anh chị có thể tham khảo, dù các anh chị đọc xong bài này! Có là khách hàng của tôi, hay không. Với tôi cũng thấy vui vì đã góp phần đưa những kinh nghiệm thực tế của bản thân tới tất cả các anh chị khi đọc được bài viết này. Nào, chúng ta bắt đầu nhé
VIDEO HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TÔI MỚI GHI LẠI, MỜI CÁC ANH CHỊ THAM KHẢO
Trước tiên, tôi đề nghị các anh chị hãy đọc bài viết này trước, khi đã hiểu rõ hơn về Mật Ong Rừng rồi, chúng ta mới tìm cách phân biệt. Như vậy thông tin sẽ thông suốt hơn.
Còn nếu các Anh/Chị nếu nóng vội, muốn đọc ngay CÁCH NHẬN BIẾT MẬT ONG RỪNG. Có thể bỏ qua Phần 1 này, bấm vào link ngay dưới đây để đọc phần KẾT LUẬN của tôi. Xin cảm ơn
Mục 7 – Phần 2: : CÁCH NHẬN BIẾT MẬT ONG RỪNG
https://hoabanfood.com/cach-phan-biet-mat-ong-rung-va-mat-ong-nuoi-p2.html
1. THẾ NÀO MỚI GỌI LÀ MẬT ONG RỪNG?
Có mật ong rừng thật không? Hay là loại nuôi trong rừng, ăn hoa rừng?? 🙂 Tôi xin nhắc lại, mật ong rừng là của ong rừng hoang dã, sống tự nhiên trong rừng, con người không can thiệp gì vào quy trình sinh sống, làm mật của ong, đấy mới gọi là mật ong rừng. Còn tất cả các loại mật ong được con người can thiệp vào quy trình sinh sống, làm tổ cho ong, di chuyển đàn ong đi lấy mật ta phải gọi là mật ong nuôi. Tôi hoàn toàn không đồng ý khi nhiều người, hoặc cơ sở kinh doanh gọi tên mật ong là “Mật Ong Tự Nhiên”, “Mật Ong Dã Sinh”, “Mật Ong Bán Dã Sinh”…..những cách gọi như thế làm người tiêu dùng hoang mang, lẫn lộn thông tin khi tìm hiểu về sản phẩm. Không thể gọi như thế được, chỉ có cách gọi “MẬT ONG RỪNG” và “MẬT ONG NUÔI” mà thôi. Các anh chị xem chi tiết phân biệt hình dưới đây:
Đấy là đặc điểm khác biệt về lý thuyết giữa Mật Ong Rừng và Mật Ong Nuôi, nhưng còn thực tế, khi kiểm tra, thử nghiệm thì sao? Có rất nhiều cách thử mật ong như Thả vào nước, rỏ 1 giọt mật vào giấy, hay thậm chí như dùng cọng hành lá tươi để thử. Tôi sẽ tiến hành từng cách để các anh chị tham khảo, nhưng tôi xin nói trước, Mật Ong cũng là thực phẩm, mà thực phẩm thì chỉ có vị giác của con người là phân biệt tốt nhất, đơn giản là ta phải nếm thử, ăn thử mới biết được. Nhưng điều này hãy để phần kết luận, còn bây giờ tôi tiến hành thử nghiệm cách thông thường nhất.
3 loại mật ong được mang ra thử nghiệm toàn toàn nguyên chất, vắt ra khỏi tổ, không pha tạp, không sử dụng hóa chất bảo quản. Bao gồm:
1: THỬ NGHIỆM VỚI GIẤY
Cách này thường được nhiều người nhắc đến khi thử mật ong giả, đểu. Rất tiếc là tôi không kiếm được chai mật giả nào để thử nghiệm, và bài viết này có mục tiêu chính là phân biệt MẬT ONG RỪNG và MẬT ONG NUÔI. Có người bảo mật ong không nguyên chất thì tan – loang trên giấy, có người lại bảo mật ong rừng thì không loang trên giấy. 🙂 Các anh chị xem hình dưới đây
=> KẾT LUẬN: SAI – các anh chị hãy nhớ rằng, trong mật ong, hầu hết là các thành phần dinh dưỡng. Nhưng mật ong bình thường có chứa đến 17,2% NƯỚC. Lượng nước trong mật cao hoặc thấp tùy thuộc vào loại mật, vào thời điểm khai thác (ví dụ trời nắng ráo, hoặc mưa) mà ta được mật đặc hay mật loãng khác nhau. Mật càng loãng -> CÀNG NHANH LOANG, Mật càng đặc -> LOANG CHẬM HƠN. Nhưng tất nhiên là 100% mật ong, dù nguyên chất đến mấy đều loang trên giấy. (nguồn tài liệu Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_ong)
Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ GIẤY
2: THỬ VỚI NƯỚC
🙂 Phương pháp thử giấy đã không phân biệt được đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi rồi. Ta chuyển sang phương pháp thứ 2 là Rỏ 1 giọt mật vào cốc nước. Có người bảo mật ong rừng thì tròn vo, không tan. Còn mật ong nuôi hoặc không nguyên chất thì thả vào tan ngay trong nước! Không tạo thành giọt.
Mật Ong Rừng tôi thử nghiệm LOÃNG NHẤT Giọt mật bắt đầu rơi xuống thành giọt, nhưng xuống đến giữa cốc là vỡ tan thành 1 lớp mật mỏng dưới đáy.
Mật Ong Cúc Quỳ RẤT ĐẶC, giọt mật rơi thẳng xuống đáy cốc, nhưng vẫn tan ngay khi rơi đến đáy.
Mật Ong hoa Nhãn có độ đặc vừa phải, cũng tạo thành giọt.
ĐÂY LÀ VIDEO CLIP tôi quay chậm lại quá trình giọt mật rơi trong nước. Mời các anh chị tham khảo
=> KẾT LUẬN: SAI, tùy thuộc vào mật ong đặc hay loãng mà khi thả vào nước chúng tạo thành giọt có hình dáng khác nhau! Mật đặc thì giọt mật tròn, lâu tan. Mật loãng thì giọt mật thường không tròn, tan nhanh, và giọt mật rơi xuống tạo thành vết.
Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ NƯỚC
3: THỬ VỚI LÁ HÀNH TƯƠI
Nhiều bài viết nói rằng mật ong càng xịn, càng tốt thì khi ta ngâm lá hành vào mật sẽ héo nhanh, héo nhiều. Và có người nói hành lá nhúng vào Mật Ong Rừng sẽ héo hơn Mật Ong Nuôi. 🙂 Lý thuyết là lý thuyết, bây giờ chúng ta thử nghiệm thực tế.
Sau 5 Phút. Toàn bộ các cọng hành đã héo, thật khó phân biệt đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi nếu tôi không chú thích.
Tuy nhiên nếu để ý thật kĩ, ta thấy mật ong Cúc Quỳ có độ đặc nhất, làm cọng hành héo hơn chút ít cho với 2 lá hành còn lại.
=> KẾT LUẬN: Mật Ong có Vị Nóng (các anh chị nhớ là VỊ NÓNG, chứ không phải TÍNH NÓNG, thực tế trong Đông Y thì Mật Ong có tính HÀN), lá hành thuộc vào loại mềm, thả vào mật ong không héo mới là lạ, đơn cử như chuyện đơn giản là nhiều người thích cho lòng đỏ trứng gà vào cốc, cho mật ong vào rồi ngoáy lên, chỉ 1 loáng là cảm giác như lòng đỏ trứng đã chín. Lá hành héo nhiều, hay héo ít hầu như phụ thuộc vào độ đặc, ngọt của mật ong.
Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ BẰNG LÁ HÀNH
4: KIẾN KHÔNG ĂN MẬT ONG RỪNG???!!!
Lại thêm ý kiến cho rằng nếu là mật ong rừng xịn thì kiến không bao giờ bu vào :). Đã có ai chứng minh chưa nhỉ? Hay chỉ là đồn thổi? Chúng tôi đi rừng khai thác mật ong, mật rơi vãi đầy gốc cây, nếu có đàn kiến xung quanh đấy, 1 loáng là chúng bu đầy! Hoặc thậm chí như mang về đến bản để vắt, xong mà không dội nước rửa sạch thì kiến vẫn bu đầy. Về đến HN, nhà tôi hôm rồi có 1 tổ kiến, hay quá, để tôi thử nghiệm cho các anh chị thấy. Giọt mật bên tay trái là MẬT ONG RỪNG, còn giọt bên tay trái là MẬT ONG NUÔI.
=> KẾT LUẬN: Kiến thích đồ ngọt, mà mật ong rừng hay nuôi đều ngọt cả (tất nhiên vị ngọt khác nhau hoàn toàn), chả có lý do gì mà chúng không ăn mật. Trừ phi ta pha thật nhiều hóa chất vào mật, ắt là kiến sẽ sợ hãi mà không dám đụng vào 🙂
Kết quả: KIẾN VẪN ĂN, BU VÀO MẬT ONG RỪNG
XEM TIẾP : CÁCH PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VÀ MẬT ONG NUÔI – PHẦN 2 – TẠI ĐÂY
https://hoabanfood.com/cach-phan-biet-mat-ong-rung-va-mat-ong-nuoi-p2.html
Pingback: Cách Phân Biệt Mật Ong Rừng [ Video ] - HOA BAN FOOD