HƯỚNG DẪN NGÂM CÁC LOẠI RƯỢU ONG

TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI NGÂM RƯỢU ONG

SÁP ONG – NHỘNG ONG – PHẤN HOA – CẢ TỔ ONG

Hầu hết anh chị nhầm lẫn, không biết lựa chọn phần nào của tổ & sáp Ong để ngâm rượu. Phải dùng phần nào? Mật ong, sáp ong, nhộng ong non, hay cả tổ để ngâm??? Thậm chí đến khi các anh chị gọi điện cho tôi để nhận được tư vấn cũng thường rất bối rối, khi không phân biệt nổi chỗ nào có mật, chỗ nào có nhộng..v.v…Bài viết này tôi biên soạn để giúp các anh chị hiểu rõ hơn về hình thức, cách thức xây tổ của ong rừng, rồi sau đó ta sẽ đưa ra lựa chọn chuẩn nhất cho việc ngâm rượu, dựa vào nhu cầu & khẩu vị của từng người.

A: NGÂM RƯỢU TỪNG PHẦN CỦA TỔ ONG

Đây là Tổ của Ong Khoái, loại ong rừng & tổ ong thường gặp nhất. Kích thước tổ to, lớn, nhỏ thì bằng cái nón, to thì bằng cả 2 sải tay người lớn. Không phải toàn bộ tổ Ong Khoái là chứa đầy mật đâu nhé, chúng chia tổ ra từng khu vực hết sức riêng biệt và khoa học. Để tôi giải thích chi tiết hơn dưới đây

  • Phần 1: Đây là phần sáp chứa đầy mật ong, được gọi là bầu mật (hay bọng mật), đây là khu vực chứa mật ong của tổ. Chỉ có mật, không có nhộng non, không có phấn hoa.
  • Phần 2: Khu vực chứa phấn hoa: Phấn Hoa được ong thợ lấy về, chứa đầy vào các lỗ sáp, 2 cạnh rìa có thể có 1 chút mật hoặc nhộng non.
  • Phần 3: Toàn phần lớn của tổ ong của khu vực này là nơi sinh sản ấu trùng ong, hay còn gọi là Ong Non. Tất cả chỉ chứa ong non, không có mật.
Cách Ngâm Rượu Ong - https://hoabanfood.com
Cách Ngâm Rượu Ong – https://hoabanfood.com

Nào, phức tạp nhỉ, vậy túm lại ngâm rượu phần nào? Các anh chị cứ từ từ, tổ Ong Khoái thường có kích thước rất lớn, đố ai mà lấy nguyên vẹn cả tổ xuống được đấy. Đây, ta sẽ chia nhỏ từng phần ra như sau

1. PHẦN BỌNG MẬT

Khai thác mật ong rừng chỉ cắt lấy phần bọng mật này, 98% thể tích của phần sáp này là chứa mật, toàn mật ong là mật ong. Chỉ có 2% còn lại ở rìa là có lẫn 1 chút phấn hoa và nhộng ong non thôi.

=> Không nên ngâm rượu phần bọng mật này, chỉ dùng để vắt lấy mật. Nếu có ngâm rượu đi nữa, thì rượu cũng chỉ ngọt & toàn vị mật ong thôi.

Cách Ngâm Rượu Ong - https://hoabanfood.com

2. PHẤN HOA

Tiếp giáp với phần Bọng Mật, chính là khu vực sáp chứa phấn hoa. Phấn hoa của ong rừng không khô, mà ướt và nhão, nhưng rất thơm vì ong lấy phấn của nhiều loại hoa. Khó bảo quản để lâu dài vì nhanh bị lên men & mốc.

=> Phấn Hoa của Ong Rừng có thể ngâm rượu được, ngâm tỉ lệ từ 1 -> 1.3kg Phấn Hoa Ong Rừng với 5 Lít rượu. Sau 4 tháng là sử dụng được. Rượu thành phẩm có mầu vàng sậm, thơm! Nhưng sau khi ngâm, phấn hoa tan vào cùng rượu, tạo thành 1 lớp bột như dạng phù sa dưới đáy bình. Khi rót uống, hãy rót nhẹ tay, đừng lắc dộng cả bình khiến cho phần bột dưới đáy bình hòa lẫn với rượu, không đẹp mắt & uống không ngon.

Cách Ngâm Rượu Ong - https://hoabanfood.com

3. PHẦN SÁP CHỨA NHỘNG ONG NON

Hầu hết diện tích của tổ Ong Khoái được dành để sinh sản & nuôi dưỡng Ong Non. Khu vực này chỉ chứa ong non, không có mật (ngoại trừ trường hợp đàn ong khỏe, nguồn hoa dồi dào, chúng sinh đàn xong, lượng mật dư thừa không thể cho vào phần Bọng Mật <phần 1> thì chúng sẽ cho mật vào khu vực này, nhưng trường hợp này rất ít. Khi khai thác ong rừng, chúng tôi cố gắng chỉ cắt phần bọng mật, không làm ảnh hưởng đến tổ, ngoại trừ các trường hợp tổ ong nằm ở vị trí cao, khó tiếp cận, bắt buộc phải cắt cả tổ thì mới lấy phần Nhộng Non.

=> Phần Nhộng Ong Non mới là phần ngâm rượu ngon nhất, ngâm tỉ lệ từ 1 -> 1.3kg Nhộng với 5 Lít rượu. Sau 4 tháng là sử dụng được, ngon thì sau 6 tháng. Rượu thành phẩm có mầu vàng sậm, rất thơm và  ngậy. Rượu dùng để ngâm Nhộng Ong Non nên lấy rượu nếp hoặc tẻ (không dùng rượu ngô), độ cồn từ 40% -> 45% tùy khẩu vị, vì sau khi ngâm được 4 tháng, tỉ lệ cồn sẽ giảm đi rõ rệt, rượu nhạt đi nhiều.

CHÚ Ý:

  • Nhộng Non sau khi khai thác xong rất nhanh hỏng. Nếu ở điều kiện môi trường bình thường, chỉ giữ được tối đa 48 tiếng, sau đó nhộng sẽ hỏng. Bắt buộc phải ngâm rượu ngay sau khi khai thác.
  • Rượu Nhộng Ong ngâm sau 12 tháng, nếu chưa sử dụng, hoặc chưa sử dụng hết, nên bổ xung thêm 1 chút rượu mới (độ cồn ~35% là vừa) để tăng nồng độ cồn trong bình lên, như vậy sẽ để được lâu hơn.
  • Sau thời gian 28 tháng, nên loại bỏ phần bã của Sáp & Nhộng Non. Chỉ giữ lại rượu, tốt nhất là nên rót rượu ngâm Nhộng Non sang 1 bình khác để bảo quản.

Cách Ngâm Rượu Ong - https://hoabanfood.com

Rượu Ngâm Nhộng Ong Non thành phẩm

ruou-nhong-ong-non-5

4. NGÂM KẾT HỢP GIỮA NHỘNG NON + PHẤN HOA + MẬT

Phương án ngâm kết hợp nhiều thành phần của tổ ong như thế này, hơi khó kiếm & cầu kì. Nhưng thành phẩm thu được rất ấn tượng, mùi thơm của phấn hoa, vị ngọt của mật và vị ngậy của Nhộng Non kết hợp lại được thứ rượu uống rất ngon & êm. Tỉ lệ ngâm, các anh chị dùng như sau:

+ NGUYÊN LIỆU CHO 1 BÌNH 5L RƯỢU

  • 200gram Phấn Hoa của Ong Rừng
  • 150gram Mật Ong
  • 800gram Nhộng Ong Non

Tỉ lệ này là tỉ lệ do tôi đã thử nghiệm và đề xuất. Còn tùy các anh chị muốn tăng/giảm thành phần nào, là do khẩu vị của các anh chị lựa chọn, ví dụ như muốn ngọt ít thì bớt mật ong. Muốn thơm nhiều, thì tăng phấn hoa….ví dụ như thế.

B: NGÂM RƯỢU NGUYÊN CẢ TỔ ONG

Để ngâm rượu nguyên cả tổ ong, các anh chị phải dùng Tổ Ong Ruồi, đơn giản vì kích thước của tổ ong ruồi nhỏ, thường bằng 2 bàn tay cho đến 4 bàn tay chụm lại. Và Ong Ruồi không đốt, nên khi tìm & khai thác có thể lấy được nguyên cả tổ (trừ ong thợ trưởng thành). Cấu tạo & thành phần của 1 tổ Ong Ruồi cũng khá giống Ong Khoái. Ngoại trừ phần bọng mật là làm ôm trọn cành cây (Đối với Ong Khoái thì bọng mật chỉ nằm ở 1 góc trên cùng bám lấy cành cây hoặc vách đá mà thôi)

  • Phần 1: Đây là phần sáp chứa đầy mật ong, được gọi là bầu mật (hay bọng mật), đây là khu vực chứa mật ong của tổ. Chỉ có mật, không có nhộng non, không có phấn hoa.
  • Phần 2: Khu vực chứa phấn hoa: Phấn Hoa được ong thợ lấy về, chứa đầy vào các lỗ sáp, 2 cạnh rìa có thể có 1 chút mật hoặc nhộng non.
  • Phần 3: Toàn phần lớn của tổ ong của khu vực này là nơi sinh sản ấu trùng ong, hay còn gọi là Ong Non. Tất cả chỉ chứa ong non, không có mật.

Đấy, muốn ngâm nguyên cả tổ, chỉ có thể là Tổ Ong Ruồi, khi ngâm nguyên cả tổ như thế này, các anh chị đã có đủ từ Mật + Phấn Hoa + Nhộng Non rồi.

VIDEO HƯỚNG DẪN NGÂM RƯỢU CẢ TỔ ONG RUỒI

  • Tỉ lệ ta dùng để ngâm rượu tổ Ong Ruồi là từ 1kg cho đến 1.3kg cho 1 bình 5L. (Tổ Ong Ruồi bé, nên có thể 2 đến 3 tổ mới được 1kg, nhưng cũng có thể có những tổ lớn nặng >1kg)
  • Ngâm sau 4 tháng là có thể sử dụng được
  • Thành phẩm có vị ngọt, thơm và ngậy vừa phải. Không được thơm lừng hoặc ngậy bằng ngâm từng phần của Tổ Ong Khoái như phương án B bên trên.

____________________________________________________

Bài viết độc quyền của HOA BAN, mọi trích dẫn yêu cầu ghi rõ nguồn tin từ hoabanfood.com

Tân – HOABANFOOD | Hà Nội – Tháng 5/2015 | facebook.com/mobigraphy